Chắc Bạn Không Lạ Mấy Tin Bán Hàng Có Hóa Đơn Mua Ở Mỹ, Ở Sing Như Này Trên Facebook.
(Nhấp vào để phóng to xem)
Tôi copy mấy ảnh này từ những group chuyên bán đồ xách tay như “Anti Hàng Fake”, “VSSG”,… Và chắc rằng, có khối người tin vào mấy tờ giấy lộn này. Đặc biệt là mấy chị em sang chảnh.
Nhưng họ đâu có biết, mấy cái hóa đơn này đa phần là giả và chỉ với cái búng tay là bọn Khựa có một đống đốt tới Tết cũng không hết. Và không riêng gì đồng hồ Daniel Wellington, tất cả thương hiệu bạn có thể gọi tên đều có hóa đơn nhái.
Đương nhiên, tôi không nói suôn, để viết bài này, tôi đã nắm trong tay cả ngàn cái hóa đơn như thế.
Và Đây Là Quá Trình Tôi Săn Lùng Chúng
Khi gặp khá nhiều trường hợp check đồng hồ Daniel Wellington fake, mà seller có hóa đơn mua hàng bên Mỹ hẳn hoi. Tôi lấy làm lạ, chẳng lẽ lại có hóa đơn giả à. Suy nghĩ đó nhen nhóm trong đầu tôi, và tôi bắt đầu đi tìm câu trả lời.
Sự thật dần được hé mở,…
Tôi lấy hình hóa đơn trên Facebook gửi cho mấy thằng mối bên Trung Quốc rồi hỏi xem nó có mấy mẫu này không. Kết quả là nó hỏi tôi muốn bao nhiêu cái, nó có tất!
Vâng, có tất cả, không chỉ riêng đồng hồ Daniel Wellington, mà Versace, Movado, Seiko, Chanel đều có tất.
=> cũng không ngạc nhiên cho lắm, máy bay nó còn nhái được thì mấy tờ giấy lộn này có khó gì!
Nhưng cái quan trọng sững sờ trong cuộc nói chuyện giữa tôi với nó là như này:
+ Có thể làm thông tin sản phẩm trên hóa đơn khớp với sản phẩm. Mã hàng, số serial, mã vạch đều khớp đến mức bao check, bao test. Ví dụ, hóa đơn đồng hồ Daniel Wellington sẽ có mã vạch, mã serial giống hệt với số serial khắc trên sản phẩm.
+ Có thể chọn thông tin người mua theo ý thích, hoặc không thì nó tự cho theo dữ liệu của nó. Chẳng hạn bạn muốn tên người mua trên hóa đơn là tên bạn hoặc tên Fancis Hung, Don Nguyen, Linda Tran đều được. Đấy đấy, cầm cái hóa đơn có tên tiếng Việt rồi đi chém “tao có thằng anh em cùng cha khác ông nội bên Mẽo xách về cho, hóa đơn có tên nó đây, Joy Nguyen” => có phải rất đáng tin không?
+ Có thể đặt giá theo ý muốn, chẳng hạn giá gốc bao nhiêu, sale bao nhiêu% bla.. bla… Ví dụ nhé, cái DW giá gốc là 200 USD, nó cho sale 50% còn 100 USD (khoảng 2,3tr), xong về VN nó bán 3,2 triệu, bạn có thắc mắc thì nó show hóa đơn cho xem => có phải rất hợp lý không?
+ Các thông số khác như mã bill, mã giao dịch, mã vạch nó có thể tự random cho bạn trong dữ liệu của nó.
+ Nó có tất cả mẫu hóa đơn các mall lớn ở Mỹ, Jomashop, Amazon, Hongkong và các store lớn của Trung Quốc.
+ Nó có thể fake bất kỳ mẫu hóa đơn nào, chỉ cần gửi hình cho nó. Với điều kiện, số lượng đủ lớn.
Vãi…
Tôi Cũng Đặt Một Mớ Về Đây
Nói có sách, mách có chứng, tôi cũng mua một mớ về đây. Buộc phải mua từ 100 cái/mẫu, mà 100 cũng ít chứ không nhiều nên giá không tốt lắm. Thế nên tôi chỉ đánh một số mẫu để minh chứng cho bạn thấy có tồn tại hóa đơn giả.
Hàng tôi mua hộ không cần dùng tới mấy hóa đơn này, chụp hình xong tôi cũng vứt rồi. Nên đừng bạn nào mua hộ và kêu tôi cho cái hóa đơn vào thì never nhé.
Trong những hình dưới, bạn sẽ thấy không ít những hóa đơn rất quen thuộc của nhiều thương hiệu đồng hồ như: Daniel Wellington, Movado, Michael Kors,…
(Nhấp vô hình xem phóng to)
Movado, Salvatore Ferragamo, Michael Kors, Versace,… cái gì, ở đâu nó cũng giả được hết.
Thật Ra Nếu Bạn Tinh Mắt Và Kha Khá Tiếng Anh Xíu Vẫn Biết Được Hóa Đơn Giả
Lấy ví dụ cái hóa đơn Versace ở đầu bài nhé. Để biết nó giả rất dễ, chỉ cần đọc hết là được.
Để ý cái câu “Versace Store reserves the right to nodify it’s exchange and return policy”. Nó đánh sai chính tả chữ “modify” thành “nodify”. Từ “nodify” đặt vô câu này không có nghĩa gì hết mà phải là “modify”.
Rồi thêm từ “asoc”, để ý kỹ các hóa đơn ở đầu bài, bạn sẽ thấy một số mẫu nó ghi “assoc”, số khác ghi “asoc”. Nó lại viết sai chính tả, “assoc” là viết tắt của “associate” hoặc “association”. Từ “asoc” không có nghĩa.
Bạn có nghĩ, một hãng lớn lại có thể 2 lỗi chính tả cực kỳ căn bản trong cái hóa đơn giao cho hàng chục ngàn khách hàng hay không? Tôi thì nghĩ là thằng Khựa nó đánh máy sai đó.
Nực cười cho mấy má sang chảnh, mở mồm ra là ta đây nói không với hàng fake, chỉ xài hàng hiệu bla bla này nọ. Nhưng đến cái hóa đơn thật giả cũng đếch biết phân biệt. Thế mà vẫn mạnh mồm là ta đây xách nó.
Cái này có thể giải thích là do mấy má ẩu hay dốt tiếng Anh nhỉ…
Vãi lồng…
Những Trò Lừa Sánh Đôi Với Cái Hóa Đơn Giả Này Là Gì?
Dùng hóa đơn giả, mấy cha mấy má lừa đảo bắt đầu giở những chiêu siêu kinh điển.
Lấy cái hóa đơn Michael Kors làm ví dụ nhá.
Nó ghi giá chưa sale 245$.
+ Discount 30%: Tức là giảm giá 30%. Về đây nó nói canh sale off mua được giá rẻ tới 30% lận. Có phải rất khớp không
+ VIP card 20%: Tức là có thẻ VIP được giảm thêm. Về đây nó nói là khách hàng thân thiết có thẻ VIP nên được giảm giá thêm 20% nữa. Có phải càng hợp lý không?
=> Vậy ra, nó mua cái đó giảm đến 53% (còn cái Add value 3% nữa), chỉ còn 47% là 129.85$ (khoảng 2.9 triệu), trong khi giá gốc 245$ (khoảng 5.6 triệu). Về đây bán giá 3.5 – 4 triệu rất là hợp lý luôn.
+ Thêm cái tên “Joy Nguyen” rất ư Việt kiều nữa. Về đây giở chiêu bài anh em cùng cha khác ông nội bên Mẽo gửi về cho => khớp lệnh luôn.
=> Sẳn tiện bonus luôn cái bill thằng anh em đồng sanh khác trứng của tôi bên Los Angeles gửi về 😈 😈
Kịch Bản Rất Đầu Tư Và Hợp Lý Bà Con Nhỉ
Mà nói gì nói, má nào thích phiêu lưu với mấy tờ giấy lộn này thì cứ việc nhé, có điều chết đừng la là được.
P/S: À mà thánh nào tối qua bị Messi đá bay nhà cửa, xe cộ thì lưu ý dịch vụ này nhé.
Xem thêm: Cách kiểm tra đồng hồ DW thật giả