Lật tẩy trò thách thức qua Sing check hàng

Lật Tẩy Trò Thách Thức Qua Singapore Check Đồng Hồ Daniel Wellington

.

Thời gian qua chắc không ít bạn thấy nhiều seller đòi lập kèo này khi khách hàng nghi ngờ hàng fake. Vì nhiều seller lấy hàng chung nguồn, cho nên chuyện chuyền tai nhau những chiêu này là dễ hiểu.

Cụ thể là họ sẽ yêu cầu bạn cá cược với họ, rằng nếu qua Singapore check hàng, nếu fake thì họ đền bạn 50 triệu, ngược lại thì bạn đền họ 50 triệu gọi là phí bồi thường.

Họ không chấp nhận check hàng tại các đại lý ở Việt Nam dù các đại lý này được DW công nhận trên website toàn cầu. Với lý do là trình độ kỹ thuật ở Việt Nam không đủ đẳng cấp bằng Sing.

Với một người dùng bình thường, thoạt nghe có vẻ như seller này tự tin, là vàng thật không sợ lửa. Nhưng thực chất, phản ứng này chỉ thể hiện họ bí lý lẽ, vô trách nhiệm và có tật giật mình.

Cũng đã có những bạn đồng ý chơi kèo này, lập hợp đồng hẳn hoi. Nhưng cái hợp đồng đó cũng là một sự lừa bịp.

Nói trắng ra là, họ đã vạch ra kịch bản từ đầu đến đuôi, đảm bảo họ luôn ở thế thượng phong trong trò chơi này.

+ Nếu bạn sợ, không nhận kèo thì bạn bị đẩy vào thế không có tư cách nói chuyện

+ Nếu bạn nhận kèo thì buộc bạn đặt tiền trước ra mới chịu đi. Tức là dùng tiền bạc làm sức ép tinh thần khiến bạn lùi. Mà lùi đồng nghĩa với khỏi phản ánh gì được nữa

+ Nếu bạn có dư giả tiền thì đến bước cuối cùng qua Sing, tôi chắc chắn bạn cũng về tay không dù con đồng hồ đó là fake. Tại sao thì bạn xem hết bài này sẽ rõ.

Để Làm Rõ Chân Tướng

Chúng Ta Sẽ Khai Thác Một Trường Hợp

.

Trường hợp của một bạn đã mua hàng và nghi ngờ hàng fake. Khi phản ánh thì… nói chung dong dài lắm. Kết quả bạn đó nhận kèo check hàng ở Singapore, có hợp đồng giao kèo luôn.

Chúng ta sẽ khai thác trường hợp này để thấy rõ những cái bẩy được giẳng sẳn ở đây.

Chú thích:

Trong vụ này thì bạn khách (D) mua từ bạn bè (C). (C) nhận hàng từ (B), còn (B) lấy hàng từ (A)… nhiều trung gian vãi cả nhái.

 

Nhìn lại toàn bộ câu chuyện thì bạn thua 100%, thua ngay khi đặt bút ký, thua ngay từ đầu dù hàng fake thật bạn cũng thua.

Bởi vì…

1) Người bán phải chứng minh với người mua đó là chính hãng chứ không phải người mua đi chứng minh nó là fake

Rõ ràng là tôi mua hàng của anh vì anh cam kết chính hãng. Thì bản thân anh phải chứng minh nó chính hãng bằng cách show cho tôi hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ con hàng đó. Chứ không phải buộc người mua, là tôi đi chứng minh nó là fake. Đây là trách nhiệm của người bán, không phải của người mua.

Đây không chỉ là lẽ buồn bán thường tình, mà còn được quy định tại khoản 2, điều 8 bộ luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Ghi rõ: “Quyền lợi của người tiêu dùng được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.”

Nên việc bạn này yêu cầu bên bán show bằng chứng chứng minh nguồn gốc hàng hóa là hiển nhiên và được pháp luật thừa nhận. Còn việc show ra là trách nhiệm của người bán phải làm chứ không phải “bố mày không thích thì không show”

Nếu bán hàng xách tay chính hãng thật sự, thì…

+ Phải có hóa đơn bán lẻ sản phẩm đó. Trên hóa đơn phải ghi rõ thông tin cửa hàng như tên, địa chỉ. Thông tin sản phẩm như số seri, tên sản phẩm… Thông tin phải trùng khớp với sản phẩm.

+ Và nếu nó chính hãng thì hóa đơn đó phải được cấp từ một trong những đại lý được DW công nhận chứ không thể từ một shop ất ơ nào được.

Ngay tại điểm này, thấy ngay rằng, bên bán chẳng những từ chối thực hiện trách nhiệm của mình mà còn đẩy hết trách nhiệm cho khách hàng. Và buộc khách phải tự đi xác minh nguồn gốc hàng hóa như bạn thấy trên hợp đồng ghi rõ, “Bên D sẽ bay trực tiếp qua Singapore và đến store để check tính authentic của sản phẩm đã bán”.

=> Ô hay, vậy bên bán chỉ có trách nhiệm thu tiền thôi à.

Tôi thấy nhiều người dùng bị sai ngay từ điểm này,

+ Một là do không hiểu luật, sợ đụng luật

+ Hai là do tâm lý khi tiền nằm trong tay người khác

+ Ba là do sự sợ chuyện, không dám đi tới cùng

Bạn phải hiểu rằng, trước tiên, người bán phải chứng minh sản phẩm đúng cam kết, đúng quảng cáo. Chứ không phải người mua phải đi chứng minh nó.

Bạn có quyền yêu cầu người bán thực hiện trách nhiệm này. Cái lý thuộc về bạn đầu tiên, đừng để sự thiếu hiểu biết khiến bạn trở thành nạn nhân toàn tập.

2) Cái hợp đồng đó gần như vô nghĩa, không có giá trị pháp lý, phi logic

Vai trò của hợp đồng là dùng để ràng buộc các bên với những cam kết. Nhưng cái hợp đồng này không hề có tính ràng buộc, cam kết. Hay chính xác hơn, là những điều khoản cam kết bằng câu chữ không rõ ràng, rất dễ để tìm thấy kẽ hở mà thoái thác, đùn đẩy nếu kết quả bất lợi cho mình.

Không biết do cố tình hay người thảo hợp đồng kém hiểu biết mà lại thảo ra cái hợp đồng như thế. Rất nhiều điểm không ổn trong hợp đồng này.

Điểm 1: Không quy định rõ check ở đâu và đơn vị check có đủ tư cách không.

Có 2 vấn đề ở đây:

Vấn đề 1: Cụ thể là check tại chổ nào ở Sing? – Không nói rõ, không có địa chỉ cụ thể, tên của cái chổ check đó là gì cũng không nói rõ.

Vấn đề 2: Chổ check đó có phải là đại lý được DW công nhận không, hay là một tay lừa đảo giả danh nào đó? – Không hề nhắc đến trong hợp đồng.

Hệ lụy là gì?

+ Người bán có thể phủ nhận kết quả vì lý do đại loại như: Chổ bạn đi check không đủ uy tín, tại sao bạn không đi check chổ kia, …

+ Sing là đất du lịch, 90% dân số là người Hoa nên chuyện giao thương với Trung Quốc còn mạnh hơn Việt Nam thì lẽ dĩ nhiên chuyện hàng “fake” của nó còn rộ hơn VN. Đừng ảo tưởng về nó. Nhỡ bạn đi phải một shop bán hàng lừa đảo bên đó thì sao?

Chốt lại ở đây là người bán có thể vịn vào chuyện, ban đầu không thống nhất rõ địa chỉ check hàng nên phủ nhận mọi kết quả. Vậy người mua uổng công bay một chuyến chả được gì.

Một hợp đồng chặt chẽ, phải quy định rõ địa chỉ check hàng và địa chỉ đó phải là của một đại lý được DW công nhận mới có đủ tư cách.

Ở đây, có thể thấy sự mập mờ, không biết là cố ý hay vô tình để dễ phủi bỏ trách nhiệm về sau.

Điểm 2: Không có quy định về cách thức chấp nhận kết quả check

Giả sử như 2 bên thống nhất địa chỉ check, và địa chỉ đó cũng đủ tư cách thì vấn đề tiếp theo là cách thức chấp nhận kết quả là gì?

Tức là:

+ Chấp nhận kết quả bằng giấy tờ hay bằng video, lời nói miệng?

=> Không có nơi nào cấp “giấy chứng nhận hàng fake” cả. Nên nếu có check ra fake thì cũng chỉ nói miệng cho bạn biết, bạn không hề có tờ giấy lộn lưng nào để về đối chứng.

=> Và nếu bên bán bảo rằng bạn nói dối, rằng bạn không hề đi check và nằng nặc đòi cái giấy chứng nhận hàng fake thì bạn đào đâu ra?

+ Người đưa ra kết quả đó phải là ai, giữ chức vụ gì tại nơi đó thì mới được công nhận. Đương nhiên là không thể chấp nhận bảo vệ hoặc nhận viên bán hàng rồi. Vậy thì ai mới được chấp nhận? – Không hề ghi rõ trong hợp đồng.

=> Nếu bạn đi check gặp nhân viên kỹ thuật cấp giấy cho bạn, nhưng về bên bán đòi phải là trưởng phòng kỹ thuật hoặc giám đốc showroom ký giấy thì làm thế nào? – Bạn không thể bật lại được vì hợp đồng đâu có ghi rõ là ai.

Điểm 3: Không quy định rõ thời hạn thực hiện hợp đồng

Một hợp đồng luôn có khoản thời hạn thi hành, đủ thấy mấy thím thảo cái này dốt vô cùng. Chính vì không quy định rõ thời hạn, nên 10 năm nữa người ta thi hành cũng được.

Cái này là tôi nhắc nhá, mấy thím nào đọc thấy nhột thì rút kinh nghiệm. Ko cần cảm ơn đâu.

Điểm 4: Không đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm

Giả sử 3 điểm trên thỏa đáng hết, nhưng bạn vẫn thua. Bời vì trong hợp đồng không hề có điều khoản niêm phong sản phẩm.

Vì khi bạn bay từ Sing về, bên bán có thể lật lộng rằng, “tôi đâu biết trong suốt thời gian qua bạn có tráo hàng hay không”.

Đáng lẻ ra, trong hợp đồng phải có điều khoản niêm phong sản phẩm ngay từ khi lập hợp đồng đến khi tháo hàng ra check để đảm bảo. Và bên bán phải ký một biên bản xác nhận rằng, đây đúng là sản phẩm của họ đã bán. Khi mở niêm phong thì phải có chữ ký xác nhận rằng hàng còn nguyên niêm phong trước khi mở.

Đằng này không hề có quy định, không biết là do quá dốt hay cố tình để hở cái đường thoát thân quá lớn.

Tóm lại,

Chưa bàn đến những chuyện khác, riêng cái hợp đồng này cũng đủ bull shit rồi. Vừa lỏng lẽo, vừa mập mờ, thiếu tính ràng buộc. Cầm cái hợp đồng này đi kiện, người ta cười cho ê mặt.

2/ Thực tế ở Sing không có chổ nào nhận check đồng hồ Daniel Wellington

Thực ra là bên hội những đồng chí lừa đảo luôn mồm bảo đi check ở Norbreeze. Chỉ là trong hợp đồng không ghi vô, không biết là quên hay cố ý.

Norbreeze là ai và có đủ tư cách check?

Là nhà phân phối của đồng hồ Daniel Wellington tại Sing, ở Việt Nam thì có Chronosoft Đông Dương (Watchme) là phân phối độc quyền, ở Sing thì Norbreeze.

Nhưng phía Norbreeze không có dịch vụ kiểm định đồng hồ Daniel Wellington. Vâng, tôi không biết tại sao các thím ấy lại buộc khách đến một chổ không có dịch vụ kiểm định để kiểm định.

Tôi đã email và điện thoại cho phía Norbreeze, họ bảo rằng không hề nhận kiểm định đồng hồ Daniel Wellington.

Trong email nói rõ, Norbreeze không nhận kiểm định DW. Bạn chỉ có thể đến và tự so sánh với hàng của họ thôi.

Còn đây là video cuộc gọi cho Norbreeze, số điện thoại: +65 6221 2127

Nhấp vào đây xem Vietsub

Nor: Good afternoon, May I can help ?

I: Good afternoon, Can I ask you some question ?

Nor: Yes.

I: I’m wearing a Daniel Wellington watch. I do not know if it is authentic or fake. Do you have the
checking of authentic service.

Nor: Sorry, you just have call that ???

I: Yah????

Nor : You call along ago ??

I: Oh, no

Nor: ok ok, sorry. That may a similar call.
Now, we do not provide this service of checking the authenticity of the watch.

I: Oh, really?

Nor: Yes, we used to do that, but we stop it.

I: I heard my friend say that you have this service. So this is not the truth?

Nor: yes, we used to have this service, but we stopped a few month ago.

I: So why do you stop this service?

Nor: Because we have too many people asking to check these watches, yah and a lot of them are not
genuine ( cái vế sau nó nói hầm bà lằng chi đó )

I: Next week i have a trip to Singapore, when I come to you, do you have any way to distinguish my
watch?

Nor: You can go to the shop and compare by yourself. We can’t do it for you.

I: The only way is checking by myself???

Nor, yess..

.

Chia sẻ,

Có một chị người Việt sống bên Sing inbox cho tôi, hỏi cách check hàng. Qua cuộc trò chuyện, tôi thấy rằng tình hình bên đó cũng na ná bên đây.

Chị đó cũng bị seller yêu cầu phải đi check hàng ở Norbreeze để có giấy chứng nhận hàng fake mới chịu. Nhưng thực tế thì Norbreeze ngưng kiểm định đồng hồ Daniel Wellington rồi.

Trước đây thì Norbreeze cũng có check hàng, cũng cấp giấy kiểm định, nhưng sau này không làm nữa. Điều này làm tôi liên tưởng đến VN. Trước đây, XWatch, Cititime cũng nhận kiểm định đồng hồ Daniel Wellington, cấp giấy này nọ nhưng sau này lộ ra quá nhiều trường hợp kiểm định sai, xong họ dẹp.

Cá nhân tôi cho rằng, việc kiểm định này chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm người thợ. Norbreeze, Cititime, Xwatch đều kiểm định dựa trên kinh nghiệm thợ chứ không phải được đào tạo trực tiếp từ hãng để kiểm định. Hãng cũng không hề cấp quyền kiểm định cho bất cứ đại lý nào.

Nên nếu kinh nghiệm người thợ không theo kịp thực tế thì chuyện phán sai là dễ hiểu. Như bây giờ, Cititime, Xwatch có còn nhận kiểm định hàng thời trang nữa đâu (MK, MJ, DW,…). Và chẳng có lý do gì mà Norbreeze lại không gặp vấn đề đó. Nếu bạn nghĩ rằng, vì nó ờ Sing nên nó ngon lành hơn VN thì chia buồn cùng bạn, tư duy bạn hạn hẹp quá.

Bạn Thấy Gì Từ Trò Thách Thức Trẻ Con Này?

.

Bạn biết tại sao họ chọn cách phản ứng như vậy không?

Lấy ví dụ nhé, bạn đang chạy xe, có đứa chạy ẩu va quẹt bạn té ngửa. Thì nếu cái đứa đó là người đàng hoàng, nó sẽ xin lỗi, nói lý lẽ nhỏ nhẹ. Còn nếu cái đứa đó có sẳn “máu chó” trong người thì nó sẽ hùng hổ, lớn tiếng, thậm chí bay vô đấm bạn.

=> Thực ra cái đứa đó đang sợ vãi đái. Nó biết nó làm sai và nó chọn cách hùng hổ lên để người ngoài nhìn vô tưởng nó đúng. Để người bị hại (là bạn) sợ, không truy cứu, để bạn không báo công an. Và để khi có công an tới thì cũng tưởng nó là nạn nhân.

=> Bị mẹ hỏi “con có ăn cắp tiền không?” – Đứa nào phản ứng dữ dội nhất, la ó, khóc lóc rằng “con bị oan” mà không đưa ra được bằng chứng ngoại phạm nào thì 99% là nó ăn cắp thật. Nhưng nó làm ra vẻ mình trong sạch trong khi nó sợ ăn đòn vãi đái ra.

Cái hành động thách thức đi Sing check hàng này thật sự chỉ là trò chơi tâm lý và thể hiện họ có tật giật mình.

Vì sao họ có tật giật mình?

+ Vì họ không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh nó chính hãng cả.

+ Vì bản chất con hàng là fake, họ biết là nếu check ở Việt Nam, hay chỉ cần để khách so sánh với hàng chính hãng tại Việt Nam là lộ ngay.

=> Đó là lý do vì sao họ không chịu check ở Việt Nam

Chỉ tội cho những CTV là sinh viên, những người chỉ muốn kiếm chút ít thu nhập bị họ dùng lời lẽ ngụy biện tẩy não.

=> Họ chọn cách phản ứng mạnh buộc khách hàng phải sang Sing để check, mặc dù biết rõ bên Sing không có nhà phân phối nào nhận check cả.

Vì sao đây là trò tâm lý?

+ Một chuyến đi Sing tệ nào cũng chục triệu, trong khi một cái đồng hồ Daniel Wellington chỉ vài triệu. Nếu là bạn, dù phát hiện fake thì có bỏ thời gian, tiền bạc để bay qua đó không? – Chưa kể, bạn có biết tiếng Anh không? Biết địa chỉ check hàng không? Rồi tùm lum thứ các kiểu.

+ Nó đánh vào tâm lý sợ mất, mất tiền, mất thời gian. Đánh vào tâm lý sợ phiền, sợ chuyện và thích yên ổn của khách hàng.

=> Đây rõ ràng là một trò chơi tâm lý, thằng nào yếu tâm lý thì bị văng ra.

Bạn hãy hiểu rằng, đây là phản ứng của một kẻ có tật giật mình và sợ bị lật tẩy.

.

Một Người “Vàng Thật Không Sợ Lửa”

Sẽ Phản Ứng Thế Nào?

.

Nếu thật sự trong sạch, nếu thật sự xách tay chính hãng và nếu thật sự làm ăn đàng hoàng. Họ sẽ:

+ Không ngần ngại show ra bằng chứng là những hóa đơn mua hàng, những giấy tờ chứng minh họ trong sạch.

+ Không bao giờ gây khó dễ cho khách hàng một cách cố chấp như vậy.

+ Sẳn sàng check hàng tại bất cứ đại lý chính hãng nào, bởi hàng chính hãng thì đi đâu cũng chính hãng.

Đó là biểu hiện của “Vàng Thật Không Sợ Lửa”

Bạn Phải Làm Gì Khi Gặp Những Seller Thế Này

.

Khi gặp một seller phản ứng như này, bạn nên hiểu, có 2 trường hợp:

Một là, họ không biết hàng fake, họ nghe nguồn hàng mách nước cho cách phản ứng này và làm theo. Vì nghĩ mình không làm chuyện xấu nên họ tỏ vẻ tự tin, mạnh bạo. Tôi từng gặp một cậu thanh niên như này rồi, tôi cũng vác đơn kiện cậu ta, nhưng cuối cùng mới biết cậu ta bị lừa thật.

Hai là, những kẻ lừa đảo thật sự. Dạng này thì khỏi nói thêm hén.

Bạn sẽ đối phó như nào?

1) Tuyệt đối không chơi.

Một trò chơi đã được lập ra sẳn kịch bản, dàn dựng sẳn đường thoát thân và bạn không nắm được luật chơi, thì tại sao phải chơi?

Hơn nưa, lại là một trò chơi phí lý.

Vì sao?

Đầu tiên và trên hết, bạn phải hiểu, bạn là khách hàng. Bạn có quyền yêu cầu người bán chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm đúng như họ cam kết. Còn trách nhiệm của người bán là phải chứng minh những điều đó. Chứ bạn không có trách nhiệm đi chứng minh nguồn gốc sản phẩm => ĐÂY KHÔNG PHẢI TRÁCH NHIỆM CỦA BẠN, RÕ CHỨ!!!

Nếu không thực hiện là họ đi ngược lý lẽ và vi phạm khoản 2 điều 8 bộ luật bảo vệ người tiêu dùng 2010. Tức là vi phạm pháp luật. Cũng nghĩa là, quyền yêu cầu bên bán chứng minh được pháp luật quy định và bảo vệ.

Vậy thì hãy yêu cầu bên bán thực hiện đầy đủ trách nhiệm và bạn không làm gì cả cho đến khi bên bán thực hiện đúng.

2) Hãy kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng

Chắc chắn sẽ có những người bị lừa trước bạn nhưng họ không biết cách đối phó. Bạn hãy post bài lên facebook, lên các hội nhóm để được cộng đồng hỗ trợ.

Có thể bạn sẽ đăng vào những group lừa đảo trá hình dưới cái mác check hàng, anti hàng fake này nọ. Những kẻ lừa đảo trong đó sẽ xuyên tạc, chửi bới bạn. Việc đơn giản là cạch mặt nó và post vào nhóm khác.

Một trong những nhóm bạn có thể post và cũng là nhóm đã giúp hàng trăm người bị lừa như bạn đòi tiền thành công. Đó là nhóm “đồng hồ và những sự thật”. Hãy post vào đó để được hỡ trợ.

3) Hãy dùng công cụ pháp luật

Hãy tố cáo ra công an. Không có kẻ trộm nào tự nhận đã cạy cửa nhà bạn nếu không bắt quả tang, kề dao lên cổ nó hoặc túm nó ra công an. Đã lừa đảo thì nó không lương thiện như bạn nghĩ đâu, nhá nhá…

Nó biết rằng, bạn không thể làm gì được nó, nên nó cứ cứng mồm, chai mặt ra đấy thì làm gì nhau.

Hãy tố cáo nó, hãy cùng những nạn nhân khác tố cáo nó. Đến khi ra công an rồi, nó thích đi check Sing thì rủ công an đi cùng.

Tôi đã giúp bé Châu, một bé gái lớp 12 ở Sóc Trăng tố giác và đòi tiền thành công. Mẫu đơn tố giác có sẳn, bạn có thể tải về.

Và bạn không cô đơn, hãy post vào group “đồng hồ và những sự thật” sẽ có nhiều người đồng hành cùng bạn.

 

“Thế Giới này trở nên tồi tệ không bởi những kẻ xấu, mà do sự im lặng của những người tốt”

 

Tôi Nghĩ Rằng,

.

Đầu tiên, thay vì thực hiện đúng trách nhiệm của một người bán chân chính là chứng minh nguồn gốc hàng hóa thì không làm. Mà chọn cách thách thức, chọn cách gây khó khăn cho khách hàng để họ thấy nản rút lui

=> Vì biết rõ sẽ chả có khách hàng nào chịu phiền hà bây tới SIng chỉ vì món đồ vài triệu.

=> Đây không phải hành vi của một người bán hàng chân chính với khách của mình.

Hành vi này đồng nghĩa với việc tuyên bố, nếu bạn muốn phản ảnh tôi, bạn phải có 50 triệu qua Sing bốc số trước đã. Liệu bao nhiêu người dùng sẽ chấp nhận?

Sau đó là một cái hợp đồng không mập mờ có rất nhiều điểm hở để dễ thoát thân sau này. Hở chổ nào thì bạn cũng đã thấy rồi. Hợp đồng không hề có tính ràng buộc, không có giá trị pháp lý. Vậy có tác dụng gì?

Cuối cùng là kêu khách hàng đến check ở nơi không có dịch vụ check. Khác gì troll nhau.

Một cuộc chơi mà người mua đẩy người bán vào cái thế thua 100% ngay từ đầu thì có phải công bằng hay chỉ là dàn dựng?

Tôi đánh giá đây là trò lừa đảo, còn bạn,

Bạn nghĩ sao?

Xem thêm: Cách phân biệt đồng hồ DW thật và giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giá gốc DW xách tay là bao nhiêu?XEM NGAY >>
+