Đồng hồ Daniel Wellington Lazada, Tiki, Shopee, Lotte có đúng chính hãng?

Đồng hồ daniel wellington mua trên Lazada, tiki, shopee, lotte, adayroi như tảng băng trôi

Nói trước nhá, bài này dài thật, nhưng ai không đọc rồi bị lừa trên mấy trang như Lazada, Shopee, Tiki này nọ thì đừng có khóc nha.

Lười ráng chịu !

Hình trên là tảng băng trôi cao hơn 100m lớn nhất lịch sử, phần nổi của nó cao hơn một quả đồi ở Greenland, nặng 1.000 tỷ tấn và gấp 4 lần diện tích thủ đô London nước Anh.

Phần nổi hùng vỹ của nó ai cũng nhìn thấy. Còn phần chìm dưới biển kia thì sao, nó gấp bao nhiêu lần phần nổi?

Phần chìm tảng băng đồng hồ daniel wellington tiki, lazada, adayroi, lotte, shopee

Theo tính toán, gần 90% khối băng trôi chìm dưới nước, chỉ hơn 10% nổi. Nghĩa là, khối băng bá ngầu kia có 900m băng chìm nặng 900 tỷ tấn mà không phải ai cũng nhìn thấy.

Trừ,… mấy cha thợ lặn và cá mập!

Câu chuyện về các website thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Lotte, Shopee, Adayroi cũng như một tảng băng trôi.

Phần tốt đẹp bạn thấy chỉ là 1 phần nổi trên mặt nước, chìm sâu trong đó là 9 phần sự thật chỉ “cá mập” biết.

Và nếu bạn không có kỹ năng của một cha thợ lặn lành nghề, suốt đời bạn sẽ sống trong sự mộng mị của phần nổi đó ít ỏi đó.

Rồi một ngày đẹp trời, có thể bạn sẽ dính một cú bẩy chết người, tiền mất bực mang mà nhiều người khác đã nếm phải. Cũng chỉ vì, họ không biết “bơi”. À không, “lặn” chứ!

1/ Bị băng trớt u đầu vì trót dại mua đồng hồ Daniel Wellington “chính hãng” trên Lazada, Tiki, Shopee, Lotte, Adayroi

Là những vụ người thật việc thật, mua hàng lên Lazada, Tiki, Lotte và bị băng rớt trúng đầu (bị lừa ấy).

Trường hợp điển hình: Mua đồng hồ DW Lazada và ròng rã 3 tháng khiếu kiện

Là trường hợp của bạn Phú ở Đắc Lắc, mua phải con hàng fake của shop Urban Watch trên Lazada hồi tháng 11/2017, giá 2.650.000đ.

Phát hiện fake, Phú gọi điện cho tổng đài thì được bảo là khiếu nại phải gửi mail mới xử lý. Bà giật, khi mua hàng thì hotline gọi phát có ngay, đến khi khách dùng có khiếu nại thì bắt gửi mail, trong 48h trả lời.

Xem bài post đầu tiên tại đây: https://facebook.com/post1

Xong, lằng nhằng email qua lại suốt cả tháng sau đó, bạn Phú không được hoàn tiền mà được xử lý là gửi sản phẩm khác vì thằng Urban Watch không nhận nó bán fake.

Mãi đến ngày 11/12/2017 đúng 1 tháng, Phú mới nhận được sản phẩm đổi. Và lần này lại là hàng fake. Đương nhiên thôi, nếu nó bán chính hãng thì ngay lần đầu đã không fake.

Xem bài post thứ 2 tại đây: https://facebook.com/post2

Chưa bỏ cuộc, ghét quá, Phú quyết định khiếu nại lần nữa. Và lần này thì phía Lazada đề xuất hoàn tiền. Nhưng Phú ta đến lúc nổi máu rồi, nhất quyết phải vặt tận lông thằng Urban Watch lừa đảo. Phú đòi đổi sản phẩm lần nữa, nếu lại là fake thì nhất định phải cho thằng seller ra đảo.

2 tháng sau, Phú nhận được sản phẩm đổi lần 2, và cũng lại là fake. Phú ta nhất quyết không nhận tiền, phải bắt thằng seller ra đảo. Còn đòi từ Buôn Mê Thuộc vào Sài Gòn đi kiểm định 3 mặt một lời với Lazada và thằng Urban Watch

Xem bài post thứ 3 tại đây: https://facebook.com/post3

Rồi ok, đổi hàng lần nữa, và lần này, đến ngày 26/1/2018, Phú nhận được con đồng hồ Daniel Wellington khác và…

Nó đúng là chính hãng. Dạo đó anh em đều hiểu là thằng Urban Watch này chấp nhận ra store mua một con chính hãng giao cho Phú để được yên thân.

Xem bài post thứ 4 tại đây: https://facebook.com/post3

Ròng rã 3 tháng trời !

Thế đấy, đến chuyện mới biết các trang TMĐT như Lazada xử lý khiếu nại khách hàng thế nào.

Cái kết cuối cùng của bạn này rất viên mãn, tậu được con chính hãng với giá phân nửa. Tất nhiên là thằng Urban Watch nó xem như cúng cô hồn.

Còn thằng Urban Watch không lâu sau cũng bị cho ra đảo vì nhiều phốt khác.

Nhưng tôi tự hỏi, bao nhiêu người đủ kiên trì và siêu lầy như bạn Phú ?

Bao nhiêu người sẽ chọn cách, tại mình ngu, ráng chịu cho xong chuyện ?

Chưa hết đâu, còn khá là nhiều đây, từ từ mà ngẫm cho thấm nhé.

Từ những vụ người thực việc thực trên, bạn có thắc mắc vì sao những trang lớn, mồm luôn cam kết chính hãng, nói không với hàng fake mà tồn tại lừa đảo như vậy?

Tại sao tụi lừa đảo vẫn tồn tại trên các trang đó một cách hợp pháp không bị xóa gian hàng?

Có uẩn khúc gì chăng, hay chính các trang đó cũng biết và chấp nhận cho tình trạng này tồn tại?

Uẩn khúc à, có chứ. Những thứ cam kết đầu môi chót lưỡi đẹp đẽ kia chỉ là 10% nổi trên mặt nước. Còn uẩn khúc nằm ở 90% chìm nghĩm dưới nước.

Nếu bạn muốn biết, mang bình oxy vào.

LẶN THÔI !!!

2/ Phần chìm tảng băng Lazada, Tiki, Shopee, Lotte, Adayroi – 900 mét dưới mặt nước biển

Shopee, Lazada, Tiki, Lotte, Adayroi, tất cả đều có điều khoản, chính sách dành cho nhà bán hàng (gọi là seller cho gọn) và người mua.

Những điều khoản buộc seller phải chứng minh nguồn gốc hàng hóa, chính sách đổi trả hàng, khiếu nại hàng fake,… Tất cả các trang đều có.

Mới đọc sơ qua, những tưởng chúng được tạo ra để bảo vệ người mua. Nhưng không phải, hoàn toàn không phải.

2.1/ Phần chìm đằng sau chính sách, điều khoản

Mục đích chính sách

Ngay từ đầu, chính sách được tạo ra với mục đích tự vệ, xử lý khủng hoảng hay nói cách khác là phủi bỏ trách nhiệm.

Bản chất các trang TMĐT là trung gian giữa seller và buyer. Nó buộc seller phải gửi giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm để tránh hàng fake.

Nhưng nếu buyer phát hiện hàng fake và khiếu nại. Nó sẽ bắt làm theo thủ tục giải quyết của nó, là gửi mail rồi chờ nhận mail, xử lý.

Quá trình này ít thì vài tuần, nhiều thì vài tháng như vụ của bạn Lê Phong Phú ở trên. Lúc mua thì nhanh lắm, gọi điện thoại, tư vấn cực nhanh. Đến lúc có chuyện khiếu nại thì phải email cơ, gọi nó đéo xử lý. Ơ cái nồi gì thế !

Đa số buyer sẽ nản, bỏ cuộc, sự việc được ổn thỏa. Rõ ràng là bạn bỏ cuộc chứ đâu phải nó không giải quyết.

=> Đó là mục đích của quy trình khiếu nại, khiến buyer nản rồi bỏ.

Nếu bạn máu quá, đâm ra kiện tụng, thì nó chỉ việc bảo rằng, “thằng seller nó lừa tao, tao kêu nó gửi giấy tờ mà nó gửi giấy tờ giả, tao đâu biết”. Thế là chỉ có bạn và thằng seller chơi với nhau trước pháp lý.

=> Đây là mục đích của chính sách seller. Là để chạy trách nhiệm chứ không phải như bọn họ nói, “để bảo vệ người tiêu dùng”.

Mục đích các trang TMĐT là để kinh doanh và kinh doanh an toàn chứ không phải sinh ra để bảo vệ bạn. Bớt ngây thơ đi !

Giờ đến lượt mấy anh seller lách luật

Để mở được gian hàng bán trên các trang Tiki, Shopee, Lazada, Lotte, seller phải gửi giấy chứng nhận phân phối sản phẩm.

Tưởng gì chứ mấy cái này các anh lừa đảo lách dễ ợt, làm giả giấy chứng nhận là xong.

Phía bên kia họ có chứng thực đâu, bản thân họ còn muốn có hàng nhanh để bán thì chứng thực làm quái gì. Vả lại, biết nhau là thể loại gì hết rồi.

Giờ mà bạn vô fanpage Lotte hỏi giấy chứng nhận phân phối đồng hồ DW đâu gửi coi, nó sẽ gửi cho. Và cái giấy đó là fake, tôi sẽ chứng minh trong phần dưới.

Rồi, đến bước này là xong, có ngay gian hàng và bán hàng fake mác chính hãng một cách danh chính ngôn thuận trên các trang này.

2.2/ Luật ngầm – uẩn khúc trong hệ thống các trang lazada, Tiki, Lotte, Adayroi, Shopee

Đáng lẻ phần này sẽ nói ở trên, vì nó liên quan đến chuyện lách luật, nếu không có nó thì mấy anh seller cũng đéo lách được luật.

Để tôi kể bạn nghe 2 câu chuyện có thật.

Câu chuyện 1:

Khoảng năm 2015, tôi tiếp xúc Lazada, khi đó Kiến Quốc còn kinh doanh Casio. Phía Lazada cử một bạn làm việc với tôi.

Đó là thời điểm trước khi phía Anh Khuê kết hợp với VTV1 và quản lý thị trường lập các chiến dịch quét hàng fake Casio. Cũng là lúc trên Lazada ngập tràn hàng fake Casio với giá từ 1.5 triêu – 2.5 triệu, tương tự đồng hồ Daniel Wellington hiện giờ.

Tất nhiên, các gian hàng đó đều đầy đủ “giấy phép” về mặt pháp lý, đủ điều kiện kinh doanh trên Lazada. Từ “giấy phép” tôi để trong ngoặc kép chính là câu chuyện hôm nay tôi sẽ kể bạn nghe.

Trở về câu chuyện của tôi và bạn nhân viên Lazada kia.

Thời điểm đó là trước khi Kiến Quốc trở thành đại lý Casio chính hãng của Anh Khuê. Lúc ấy, Kiến Quốc bán hàng fake Casio. Đương nhiên là bạn trẻ bên Lazada ấy biết chuyện này.

Trong chính sách đăng ký gian hàng của Lazada có yêu cầu phải gửi giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm, mục đích là tránh hàng fake.

Tôi mới hỏi bạn ấy là, anh bán hàng fake em ơi, làm sao có giấy đó.

Bạn ấy bảo, không sao anh, dễ mà, anh chỉ cần “&&#*34(@$#*&%$*%$%&$*$*#@&&#$” Và có ai kiểm tra đâu!

Vâng, bạn ấy bày tôi cách làm sao để có mấy cái giấy tờ đó. Và nếu bạn đang nghĩ đến chuyện mua hóa đơn, fake giấy chứng nhận phân phối thì bạn nhanh trí rồi đó.

Rồi xong, cuối cùng thì tôi cũng có một gian hàng trên Lazada.

Giờ là lúc câu chuyện hấp dẫn hơn.

Bạn có thắc mắc là, một sản phẩm trên Lazada có nhiều người bán, vậy làm sao để sản phẩm của bạn nổi trội hơn, nhận được nhiều lượt xem và mua hàng?

Có 2 cách:

Một là nổ lực của bạn. Giảm giá để thu hút khách hàng. Đặt đơn ảo để tăng lượt mua. Cày view ảo để tăng view và đủ thứ trò. Nếu như bạn nào đang kinh doanh trên Lazada, Shopee, Tiki, Lotte muốn làm chuyện này thì tin vui là hoàn toàn có cách. Một ngày có thể tăng cả trăm lượt mua hàng, chục ngàn lượt view.

Tôi biết cách đó nhưng không làm, vì có cách khác đỡ nhọc công hơn mà lâu dài hơn.

Đó là cách thứ hai, ăn chia thêm với “người bên trong”. Tức là mỗi đơn hàng thành công, bạn sẽ chi thêm bao nhiêu % cho người bên trong Lazada. Đương nhiên, khoản này là đút lót tay và không công khai, không do Lazada thu mà là vào túi cá nhân.

Tức là, ngoài 8% hoa hồng trên mỗi đơn hàng cho Lazada, bạn sẽ chi thêm bao nhiêu % nữa cho người bên trong để được ưu ái, thậm chí là thao túng ngách thị trường.

Những gian hàng khác dù cho cố gắng như thể nào thì cũng không đạp bạn xuống được. Chuyện ăn chia này rất thầm kín và khéo léo. Mỗi ngách chỉ nhận một vài gian hàng có tiềm năng. Ăn lộ quá thì dập mồm !

Sau khi nghe xong con số % lót tay này, tôi đã ngưng không làm nữa.

Đó là năm 2015.

Gần nhất là giữa năm 2018, tôi dự định lấn sân sang mảng thực phẩm đóng gói và liên hệ lại Lazada để lên gian hàng.

Lúc này thì không ai nhớ tôi là ai, gian hàng lúc trước do không hoạt động đã bị xóa. Đặc biệt là luật cũng thay đổi, những người cũ năm 2015 làm việc với tôi cũng không còn làm nữa.

Nhưng luật ngầm vẫn vậy, chỉ khác là giờ Lazada không thu % cố định trên mỗi đơn hàng như lúc trước (hồi 2015). Nên giờ chỉ tốn tiền đút lót tay.

Bạn thỉnh thoảng mua thực phẩm đóng gói trên Lazada, có khi sẽ mua trúng hàng do Kiến Quốc phân phối dưới cái tên khác.

Đương nhiên, để cho hợp thức hóa thì cũng phải xử lý khéo phần thủ tục giấy tờ. Cái này nói ít hiểu nhiều nhé. Nhưng yên tâm là Kiến Quốc làm ăn đàng hoàng, chất lượng sản phẩm đảm bảo, nên cứ ăn thoải mái nhé. Còn chổ khác thì tôi không chắc !

Câu chuyện 2 : Về Shopee

Về cá nhân, Shopee là trang TMĐT tôi ghét nhất. Một là cách làm của nó, hai là những thằng lừa đảo trên đó quá mất dạy.

Bạn biết group “cháy túi vì Shopee” chứ ?

Nếu bạn đang bán hàng trên Shopee, cứ la cà trên group đó, thể nào cũng gặp các nhân viên ưu tú của Shopee mời chào bạn một cơ hội hợp tác tuyệt vời. Đó là đút lót tay cho họ.

Câu chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu bạn cho thấy mình là một gian hàng tiềm năng, có nhiều hàng, giá cực tốt. Và nếu bạn được “người đi trước” giới thiệu thì câu chuyện sẽ càng nhanh hơn nữa.

Về những chuyện như giấy tờ thế nào, vượt qua thủ tục của Shopee ra sao, yên tâm, đều có cách lách cả.

Tùy là bạn gặp đúng nhân viên ưu tú không thôi.

Còn giờ là Shopee Mall. Thứ được Shopee đảm bảo hàng chính hãng 100%.

Nói cho gọn là nó cũng kêu seller gửi giấy phép phân phối, và cũng chuyện giấy giả rồi đút lót nhau. Nếu có chuyện khiếu nại thì cũng kéo dong kéo dài cho nản rồi bỏ.

Nếu không nản mà đâm kiện thì phủi sạch qua cho thằng seller.

Có nhiêu đó làm tới thôi.

Giờ thì bạn hiểu tại sao thằng Kiss Watch bán Daniel Wellington fake mà vẫn vô được Shopee Mall rồi chứ?

Trò lừa Shopee trợ giá và thằng Kiss Watch lừa đảo đồng hồ Daniel Wellington

Chổ này nói riêng về gian hàng Kiss Watch trên Shopee Mall và cái trò lừa đảo bẩn thỉu của nó.

Đồng hồ Daniel Wellington nó bán giá khoảng 2 – 3 triệu, quảng cáo hàng xách tay này nọ, được Shopee đảm bảo, là shop duy nhất bán đồng hồ DW trong Shopee Mall => Xin lỗi, cho ói phát nói tiếp… ọe %$@%^%%& Ọeeeeeee!!!

Mỗi lần nhắc đến thằng này ói mệt thiệt.

Cái trò bẩn thỉu của nó là “SHOPEE TRỢ GIÁ”. Nếu bạn nào mua hàng Shopee rồi thì biết nó hay có chương trình trợ giá.

À há, thế là thằng ku này chộp lấy ngay, và đây là cách nó cố tình làm người mua hiểu nhầm.

– Nó bảo hàng này xách tay, được vô Shopee Mall nên được Shopee trợ giá còn 2 triệu mấy chứ giá bên ngoài 4 – 5 triệu.

– Nó cố tình làm người dùng hiểu nhầm rằng, Shopee bỏ tiền ra trợ giá cho sản phẩm của nó để từ 4 – 5 triệu còn 2 triệu mấy.

– Rằng, mua của nó 2 triệu mấy nhưng hàng tương đương 4 – 5 triệu.

Nhưng đây mới là sự thật của chuyện trợ giá. Bạn nào có bán đồ trên Shopee chắc chắn biết.

Shopee có 2 kiểu trợ giá:

– Miễn phí vận chuyển. Thay vì seller phải trả hoặc miễn phí cho khách thì giờ Shopee nó chịu khoản đó. Nó gọi đây là trợ giá. OK, hợp lý.

– Trợ giá 50%.NHƯNG, cho sản phẩm dưới bao nhiêu tiền. VD: Trợ giá 50% cho sản phẩm dưới 100k, 150k. OK!

Chứ đâu có chuyện Shopee nó trợ giá từ 4 – 5 triệu còn 2 triệu mấy.

Xạo Chó, Kiss Watch Xạo Chó!

Bonus thêm cái phốt của thằng ku đạo đức giả này: https://facebook.com/photkisswatch

3/ Bản chất các trang đó, nó kinh doanh chứ không phải bảo vệ bạn

Các trang đó nó đổ tiền triệu đô vào để kinh doanh, để kiếm tiền. Bạn nghĩ nó thanh cao, nó không bán hàng fake à.

Bớt ngây thơ đi, chẳng qua là nó bán một cách tinh vi, khôn khéo và pháp lý chặt chẽ. Bạn nghĩ nó cam kết thì tới chuyện bạn nắm nó là được ư.

Để tớ nói cho rõ nhé, trước khi nó nói một câu, nó đã tính trước một dặm. Nó lườn chuyện gì sẽ xảy ra, giải quyết sao, tình huống xấu nhất sẽ làm gì.

Và dù kiểu nào đi nữa, nó cũng an toàn mà kinh doanh tiếp.

Đừng ngây thơ quá, chả ai rãnh đi bảo vệ bạn đâu, tự mà lo lấy. Có tri thức và tư duy bảo vệ bạn thôi, lo mà trao dồi lấy.

Nói chung là

Ngu thì chết chứ bênh tật gì

Nói ít, mong hiểu nhiều!

Xem thêm: 5 dấu hiệu phân biệt đồng hồ DW thật và giả

10 thoughts on “Đồng hồ Daniel Wellington Lazada, Tiki, Shopee, Lotte có đúng chính hãng?

  1. Khang says:

    Nhưng nếu hàng ở shopee mail thì có thể hoàn trả hàng trong vòng 7 ngày và hoàn tiền gấp đôi nếu hàng không chính hãng mà. Liệu mình có thể mua về rồi đem ra nhờ thợ check, nếu hàng fake mình đem trả được không vậy bạn, mình cũng đang tính mua trên lyzwatch. Cảm ơn bạn đã tư vấn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giá gốc DW xách tay là bao nhiêu?XEM NGAY >>
+