Dấu Hiệu Nhận Diện Seller Lừa Đảo Đồng Hồ Daniel Wellington

3 Nốt Nhạc Nhận Biết Một Seller Lừa Đảo

.

Cuối tháng 4/2018, đâu đó khoảng 2 năm kể từ ngày đầu tiên tôi bước chân đến võ đường Muay của sư phụ, cựu đặc công quân đội, người 8 năm liền giữ đai vô địch quân đội toàn quốc. Tôi nhớ có lần sư phụ nói chuyện với một đệ tử sắp thăng đài đấu giải gì đó quên rồi,

“Nhìn cách đứng đài là biết trình nó cỡ nào chứ chưa cần nó vung đấm”

Tôi cũng nghe lóm luôn cái cách mấy ông võ sư nhìn một thằng nào đó mà biết nó có khiếu luyện võ hay không, biết sẽ dạy cho nó theo cách gì, mức độ nào.

Tuy chưa đạt đến trình độ thượng thừa trong võ học nhưng tôi hiểu điều sư phụ nói. Khi bạn chuyên về lĩnh vực nào đó đến mức đủ sâu, thì chỉ cần 3 nốt nhạc là nhìn thấu chân tướng vấn đề.

Không biết là may hay rủi mà tôi được có cơ hội trở thành một kẻ “chuyên” như thế trong cái ngách nhỏ mang tên “Daniel Wellington” đầy thị phi và lừa đảo.

Ngoài chuyện có thể phân biệt được hàng thật giả qua hình ảnh, tôi còn nhận biết được một seller lừa đảo trong thời gian ngắn với bộ dấu hiệu nhận biết được tích lũy từ kiến thức, kinh nghiệm và những gì tôi chứng kiến trong ngành suốt thời gian qua.

Hiểu biết của tôi không dừng lại ở Việt Nam và ngôn ngữ tiếng Việt. Mà đa phần đến từ các nhà buôn Trung Quốc, các xưởng nhái đồng hồ ở Quảng Châu, Thẩm Quyến. Ở họ có những thông tin, kiến thức mà các tay bán lẻ theo kiểu lừa đảo, xách tay ở Việt Nam không tài nào biết được.

Và ở đây, tôi chia sẻ những hiểu biết đó để bạn tự bảo vệ bản thân trong cái xã hội Việt Nam lừa đảo đầy đường, gian thương đầy chợ này.

Bộ Dấu Hiệu Nhận Biết Seller Lừa Đảo

Đồng Hồ Daniel Wellington

.

“Nhấn” cái tạ 10kg cho nó “mạnh”:

1) Nếu bạn là bạn bè tôi, những người đã biết tôi, hiểu tính cách con người tôi, những người tôi gọi là anh em. Thì tôi khẳng định với bạn một câu ngắn gọn cho nó nhanh, đỡ mất thời gian.

Đó là, những dấu hiệu chỉ ra ở đây chính xác 100%, tôi cam đoan, nếu sai, tôi chịu mọi trách nhiệm.

=> Có nghĩa là, nếu bạn áp dụng các dấu hiệu này và kết luận seller nào đó lừa đảo. Thì chính xác là nó đó, khỏi băng khoăn.

2) Còn nếu bạn và tôi chưa quen biết, chỉ dừng lại ở quan hệ xã giao, bạn chắc chắn không hiểu tính cách con người tôi. Thì tôi không cam đoan với bạn bất cứ điều gì.

Và tôi sẽ nói với bạn rằng:

+ NHững gì tôi chia sẻ ở đây là ý kiến cá nhân của tôi, một người sành sỏi, trung thực, lựa chọn sự thật trong khi hoàn toàn có thể buôn bán lừa đảo để gia tăng lợi nhuận.

+ Vì là ý kiến cá nhân, nên bạn tin hay không là chuyện của bạn. Tôi không ép, không chèo kéo, không giải thích và cũng không quan tâm.

+ Khi bạn áp dụng những dấu hiệu này rồi kết luận về một seller nào đó, thì đó là nhận định của bạn, tôi không chịu trách nhiệm. Thế nên đừng bao giờ bắt tôi phải đi kiểm chứng một shop nào đó là lừa đảo hay không. Điều này tự bạn phải kiểm chứng. Đừng nhận kiến thức, kinh nghiệm từ tôi rồi bắt tôi đi kiểm chứng thay bạn.

TẠI SAO TÔI LẠI NÓI THẲNG THỪNG NHƯ THẾ?

Vì tôi không muốn phí thời gian với những cao thủ thiết mồm công và mặt dày đại pháp (tức là những seller lừa đảo). Tôi gặp quá nhiều rồi và chả có tên trộm nào tự nhận đã cạy cửa nhà bạn nếu không bị bắt quả tang, kề dao vào cổ nó hoặc hốt nó lên công an.

Tôi có lập cái group “đồng hồ và những sự thật”, là nơi người dùng hỗ trợ nhau phân biệt hàng hóa, nhận biết lừa đảo. Cứ mỗi lần bốc phốt một tay lừa đảo là nó cãi chày cãi cối, cãi cái kiểu bất chấp lý lẽ.

Còn chưa kể, gặp mấy ông khách hàng nhẹ dạ cả tin lại thêm yếu bóng vía. Đi nghe mấy lời giải thích ngụy biện của nó xong quay ngược lại chửi tôi là kẻ chơi xấu, chuyên đi giẫm đạp người khác để leo lên.

What The Fuck => làm ơn mắc oán!

Có thể bạn không thuộc thể loại đó nhưng tôi có quyền cảnh giác. Mong rằng bạn đọc và hiểu những gì tôi nói, hiểu những việc tôi làm.

Nếu bạn hiểu, hãy xem tiếp vì tôi muốn viết bài này để chia sẻ cho bạn.

Còn nếu bạn nghe tới đây và thấy khó chịu, thấy nhột, thấy tôi chảnh thì xin lỗi vì đã mất thời gian của bạn. Thật lòng thì bạn không phải người tôi chào đón, phiền bạn “BẤM” lẹ dùm cái.

Khôn Nhờ, Ngu Chịu

Cách Nhận Diện Là Đây…

.

Tôi sẽ liệt kê các dấu hiệu nhận diện. Trong mỗi dấu hiệu, tôi sẽ mô tả rõ nó như thế nào, cách giải quyết làm sao. Khi bạn xem, bạn có thể ứng dụng ngay cách giải quyết để đối phó với những seller này.

Tuy nhiên, cần nhớ rõ, khi bạn đọc được bài này thì những seller lừa đảo cũng đọc được và đọc trước bạn lâu rồi, vì website của tôi luôn được những seller này theo dõi. Mỗi khi tôi post bài mới họ đều đọc và nghĩ ngay cách khắc phục. Nên khi bạn áp dụng, thì họ đã nghĩ cách khác chế từ lâu rồi. Nên bạn phải linh hoạt khi vận dụng nhé.

Dấu hiệu 1: Hàng xách tay

Bạn đã xem bài viết “tại sao DW xách tay là lừa đảo chưa”? – Nếu chưa, hãy xem, bạn sẽ hiểu vì sao tôi đặt cái này lên vị trí số một.

Dấu hiệu 2: Hàng tuồn từ xưởng sản xuất cho DW

Mô tả:

Seller quảng cáo rằng, hàng lấy từ xưởng sản xuất cho DW, tức là cùng nguồn gốc với hàng DW chính hãng tren toàn Thế Giới, vì DW hiện chỉ có 1 xưởng đặt ở Trung Quốc.

Tại sao nó phi lý?

Không phải ai cũng hiểu quy trình vận hành của các xưởng sản xuất nên không hiểu, để tuồn sản phẩm ra ngoài nó khó như nào chứ không phải tuồn một phát là hàng trăm cái như vậy.

Và càng ít người cầm được cái hợp đồng sản xuất giữ các hãng và xưởng. Các bạn nên hiểu rằng, các hãng không phải những thằng ngốc, trong hợp đồng luôn có những điều khoản cam kết ràng buộc giữa hãng và xưởng.

Phía xưởng:

+ Phải bảo mật về mẫu mã, thiết kế: Nếu lộ ra bên ngoài sẽ bị truy tố ngon lành. Liên quan đến nồi cơm nên thằng hãng nó làm mạnh tay vụ này.

+ Không được sản xuất cho bên khác mặt hàng đó: Tức là không được lấy mẫu đó sản xuất bán cho thằng khác hoặc tự bán. Nó biết là nó kiện chết cha.

Nên thằng xưởng nó phải quản lý nghiêm ngặt bởi thằng DW nó có hẳn một team chuyên lo kiểm soát hàng fake và nó đủ khôn để lường được những chuyện có thể xảy ra từ phía xưởng. Nên nó bít hết chứ chẳng để tới chuyện mới chạy.

Và bạn cũng nên nhớ rằng, DW là của Thụy Điển, nó là dân Bắc Âu, tư duy kinh doanh, quản trị của nó khác với cái kiểu tư duy khôn lõi, ao làng của Việt Nam. Những chuyện vẽ vời mà bạn nghĩ là có thật, với nó chỉ là chuyện cổ tích thôi, không có thật.

Tại sao tôi biết những điều này?

Tôi có những đứa bạn làm trong khâu quản lý chất lượng của những công ty chuyên về gia công giày, thời trang. Tụi nó chuyên làm việc với những hãng lớn của Anh, Hàn Quốc, Mỹ và nhờ tụi nó tôi mới biết cái cọng dây titan của dòng Casio Oceanus được gia công tại Việt Nam.

Nhờ đó tôi hiểu được cái chuyện hàng tuồn nó khó như nào, nó ít ỏi như nào chứ không phải cái kiểu tuồn hàng trăm hàng ngàn cái đủ bán cho khắp dân Việt như bạn thấy.

Tại sao người việt lại tin?

Do 2 nguyên nhân:

1) Dân Việt Nam quen với tiêu cực từ nhỏ

Đi đâu cũng thấy tiêu cực, ăn hối lộ, nhũng nhiễu từ công quyền đến tư nhân. Nó tại trong đầu bạn một thứ ám thị, bạn quen với tiêu cực và xem nó như chuyện bình thường. Cũng giống như ăn hột vịt lộn với bạn là bình thường nhưng với bọn Tây thì nó ói xanh mặt.

Nên khi bạn nghe vụ “hàng tuồn” này, bạn nghĩ nó là bình thường, bạn nghĩ nó có thật => BẠN TIN. Nhưng thực tế khác hẳn.

2) Dân Việt Nam quen lối tư duy khôn lõi, ao làng

Cả tôi cũng có, khác là tôi nhận thức mình có và cố gắng khắc phục nó. Từ miếng thịt, cọng sau, trái cây,… cái gì thấy sự khôn lõi, làm ăn kiểu ăn xổi ở thì, làm hôm nay chả cần biết ngày mai. Nếu không khôn lõi ở chợ thì cũng lõi ở công ty, cơ quan.

Chính thế mà khi nghe cái vụ “hàng tuồn” này, trong đầu bạn nghĩ nó có thể xảy ra. Bạn nghĩ rằng, những tay công nhân, quản đốc xưởng đó sẽ khôn lõi và bằng cách nào đó tuồn được hàng đống hàng ra ngoài cho bạn.

Nói cách khác, chính tư duy của dân Việt khiến họ dễ bị lừa.

Giải quyết sao khi gặp mấy chổ như này:

Đơn giản là tẩy chay, gặp thì né ngay. Còn bạn nào tin tưởng và muốn phiêu lưu thì cứ việc, lợi hay hại bản thân bạn tự gánh.

Thật ra tôi định chỉ vài chiêu cho những bạn muốn phiêu lưu với những seller này. Nhưng nghĩ lại thật vớ vẫn, đã biết lừa đảo rồi mà còn muốn phiêu lưu thì tự động não đi.

Dấu hiệu 3: Hàng mua từ các trang TMĐT như Amazon, Ebay, Joma,...

Mô tả:

Seller bảo rằng, họ đánh hàng sale off từ các trang TMĐT lớn như Amazon, Ebay, Joma,… Thậm chí là những sản phẩm “sold and ship by Amazon” này nọ. Với cam kết chính hãng và bồi hoàn chắc nịch. Đây là dấu hiệu nhận diện.

Tại sao nó lừa đảo?

Có 2 khả năng xảy ra, một là họ bị lừa bởi một mô hình kiếm tiền online, gọi là “drop shipping”. Hai là họ lấy hàng fake từ nguồn trong nước hoặc bên Trung Quốc nhưng quảng cáo là từ các trang này để đánh lừa niềm tin người dùng.

Drop Shipping có nghĩa là, bạn tạo gian hàng trên các trang TMĐT lớn như Ebay, Amazon,.. rồi lấy hình ảnh, sản phẩm từ bên Trung Quốc post lên và nâng giá gấp 3 – 4 lần. Khi có khách đặt hàng (chuyển tiền trước), thì bạn đặt cho shop bên Trung Quốc với địa chỉ và thông tin của người mua. Rồi shop đó sẽ chuyển hàng cho người mua. Bạn ở giữa ăn chênh lệch.

Không hàng tồn kho, không đầu tư ban đầu, việc của bạn chỉ là làm sao để tạo được gian hàng trên các trang đó, làm sao để khách hàng thấy gian hàng của bạn uy tín, được đánh giá tốt. Mà những thủ thuật này được chia sẻ đầy trong giới MMO (make money online). Thậm chí có những khóa học chuyên dạy những thủ thuật này tại Việt Nam với học phí đến 6 triệu cho 2 ngày học.

Nếu bạn tìm hiểu trên website hãng thì sẽ thấy, họ cảnh bảo bạn không nên mua hàng trên Amazon, Ebay. Họ nói thẳng là không hề cung cấp hàng cho những seller trên các trang đó và thậm chí là không cung cấp cho Amazon.

Lẽ dĩ nhiên, Amazon không thể có hàng chính hãng đúng nguồn gốc để bán. Nên tôi không tin những sản phẩm DW “sold and ship by Amazon” là như thế.

Thế nên, đừng bao giờ đặt niềm tin vào các trang TMĐT đó. Nó như cái chợ, và bạn phải thực sự là khách hàng khôn ngoan mới được.

Cách đối phó:

Nếu thực sự mua từ các trang này, xác suất bị lừa cao nhưng không có nghĩ là 100%, tôi nghĩ là sẽ có 2 – 3% gì đấy là hàng thật. Khi nói câu này, tôi biết sẽ tạo cho mấy ông lừa đảo cái cớ đề ngụy biện rằng, “tôi nằm trong 2 – 3% còn lại đó”.

Tuy nhiên, tôi muốn đảm bảo tính chân thật, khách quan nên tôi chọn sẽ nói như vậy.

Cho nên, tôi sẽ chỉ bạn cách đối phó, nhận diện seller lừa đảo trong trường hợp này.

Bước 1: Hãy nhớ, không bao giờ chuyển tiền trước hoặc đặt cọc.

Hoặc có cũng không được nhiều. Tôi xin lỗi các seller xách tay chân chính, tôi biết các bạn phải nhận cọc rôi mới đánh hàng vì chả ai thích tồn hàng cả. Nhưng hãy hiểu cho tôi, bạn cũng biết có rất nhiều kẻ lừa đảo ngoài kia, buộc lòng tôi phải nói thế. Chính họ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh chân chính của bạn.

Đương nhiên họ sẽ ra vẻ làm eo, “không đặt cọc thì mua chổ khác”, dạng dạng như vậy. Thì bạn đi ngay và luôn đi. Có mùi đó.

Khi đặt cọc rồi, bạn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều vì tiền trong tay người ta. Một chiếc DW giá lấy hàng rất thấp nên nếu bạn không nhận hàng, thì tiền cọc có khi đã gấp 2 lần giá họ lấy hàng rồi.

Nếu phải đặt cọc, đừng bao giờ đặt quá 500k/cái. Tôi khuyên nhé, nghe không thì tùy.

Bước 2: Phải đi xem hàng trước ở các đại lý chính hãng được DW ủy quyền.

Cảnh báo trước nhé, tôi gặp nhiều bạn buồn cười lắm. Nhà ở Sài Gòn mà không chịu ra đại lý xem hàng trước, nhắm mắt nhắm cổ mua xong rồi mới lên mạng coi cách check hàng, mới ra store so sánh. Mua rồi thì coi làm gì, buồn cười thật.

Bạn vào link này xem danh sách đại lý được DW công nhận. Hãy đến đó, cầm hàng lên xem để cảm nhận chất lượng.

Link danh sách đại lý DW:

Nếu địa phương bạn không có đại lý thì vào link dưới xem hình chụp, video hàng chính hãng. Những hàng tôi để trong link dưới được mua trực tiếp từ website chính hãng DW, có hóa đơn, giấy tờ hải quan, đóng thuế đầy đủ.

Link hàng mẫu:

Bước 3: Hãy nhớ, hãy trả hàng ngay lần đầu tiên giao hàng.

Mua trực tiếp thì dễ. Còn giao hàng thì từ chối ngay lần đầu giao. Vì sao?

+ Phía công ty giao hàng sẽ hỗ trợ giao 3 lần/đơn hàng. Ngay lần 1 bạn từ chối nhận, sẽ còn 2 lần nữa, chỉ cần gọi bưu cục hoặc gọi bưu tá giao lại hàng cho bạn.

+ Bạn đã xem hàng trước ở bước 2, bạn đã có cảm nhận hàng hóa, tôi tin là bạn sẽ phần nào phân biệt được khi cầm con hàng trên tay. Việc bạn cần làm trong lần nhận hàng đầu tiên là:

– Chụp ảnh lại.

– Đem về để có thời gian so sánh

=> Nếu nó chính hãng, hãy gọi bưu tá giao lại.

=> Nếu nó fake, cứ im lặng thôi vì bạn trả hàng rồi.

Seller sẽ khắc chế thế nào?

Khi chỉ bạn cách này, seller cũng nghĩ cách khắc phục, với hiểu biết của tôi về họ, tôi cũng dự liệu được một số động thái khả dĩ có thể xảy ra. Và bạn nên tránh ngay nếu gặp mấy phản ứng sau vì chắc chắn có tật giật mình ngay.

1) Gây áp lực ngay khiến bạn phải nhận hàng

Nếu ban đầu bạn đặt cọc trước thì chu cha, chắc mất cọc luôn đấy. Họ sẽ gây áp lực khiến bạn phải nhận hàng bằng cách:

+ Nói dối rằng bưu cục sẽ chuyển hoàn nên bạn không còn cơ hội nữa. Xạo, bưu cục chuyển 3 lần nhé, và nếu có chuyện chuyển hoàn thì chỉ khi shop yêu cầu mới chuyển. Mà họ yêu cầu chuyển hoàn thì đủ hiểu có tật giật mình.

+ Có thể họ bắt bạn cam kết phải nhận hàng trước khi giao hàng. Đến khi bạn không nhận thì họ gọi lại nói rằng, “sao em không uy tín thế”.

=> Xin thưa rằng, bạn không cần phải đạo đức hay quân tử với kẻ tiểu nhân. Và càng đừng để họ lợi dụng sự lương thiện của bạn.

2) Post lên mấy cái group check hàng tào lao xí muội để tạo dư luận, đẩy bạn vào thế kẻ xấu.

Thực tế là mấy cái group đấy toàn seller, những kẻ chuyên bợ bế nhau để bán hàng, không phải group của những người tiêu dùng. Những seller trong đó đa phần không có kiến thức sản phẩm, chỉ là những con buôn, mắt chỉ có tiền nhưng mồm toàn nói đạo lý.

Việc của bạn là cứng rắn lên, đừng để tinh thần dao động, hãy tin vào kiến thức của mình, tin vào sự thật bạn đã nhìn đã cảm nhận khi đi xem hàng thực tế.

3) Ngụy biện đủ mọi lý do trên trời dưới đất

Họ sẽ inbox bạn, hỏi vì sao không nhận hàng. Và khi bạn nói, bời vì sợi dây sao sao đó, hay mặt số sao sao đó thì họ sẽ ngụy biện đủ mọi lý do lý trấu để hòng đánh lừa bạn, để bạn tin rằng nó là chính hãng.

Một số ngụy biện thường gặp:

Số 1: Hãng mỗi đợt khác nhau em, hàng sản xuất cho Mỹ và Châu Á khác nhau em.

=> Đối với đồng hồ thì chả có đâu nhé. Ai muốn kiểm chứng thì qua mỹ mua 1 cái rồi về VN so đi sẽ biết.

Số 2: Hàng này là hàng lỗi đó em, bị lỗi một hai chổ nên hãng nó mới bán tuồn ra giá đó.

=> Thế này nhé, có cái lỗi nào khiến cọng da từ da Ý thành da Tàu không? Hay có lỗi nào khiến chữ in trên sản phẩm khác font luôn không.

=> Có lỗi nào biến cái đồng hồ chính hãng thành fake không?

=> Ngụy biện

Số 3: Tạm thời chưa nghĩ ra.

Dấu hiệu 4: Bao check đền tiền

Mô tả:

Seller cam kết chính hãng, bao check, check ra fake đền x10 hoặc dạng dạng như thế

Tại sao lừa đảo?

Tôi phải nhấn mạnh là cái trò này được dàn dựng ngay từ đâu và hội lừa đảo vạch sẳn đường đi nước bước hết cả rồi, chỉ có bạn là không biết thôi.

Thực tế, chả có đứa nào chịu đền x2 chứ chưa nói x10. Mà bạn lúc đó cầu xin nó hoàn đúng số tiền cho là mừng rồi chứ mong chờ x10 à. Tôi nói có sai không?

Cái trò này được chuyển tai nhau trong mấy cái hội seller.

Và nó lật lọng ở 2 chổ:

Thứ nhất: Khâu check hàng

Check ở đâu?

Ngay từ đầu, khi nói bao check, họ không nói rõ check ở đâu. Đến khi có chuyện thì kêu bạn đi check ở những nơi:

+ Không có dịch vụ check: Chẳng hạn Xwatch, họ đâu có bán DW, đâu phải DW thì check cái nồi gì. Hơn nữa, họ cũng có còn nhận check DW đâu.

+ Không phải đại lý của DW: Kêu bạn đến mấy cái shop đứ đừ nào đó, có khi đó là nguồn hàng của nó để check. Và kết quả của chuyện đem hàng fake đến nguồn hàng fake check sẽ là… CHÍNH HÃNG !

Tục hơn là, họ buộc bạn phải có giấy chứng nhận hàng fake.

Nhưng thực tế, hồi trước thì các đơn vị lớn như Cititime, Xwatch có nhận check DW nhưng kết quả sai tùm lum. Đến thời điểm này thì họ không còn nhận check DW nữa. Và cũng chả còn ai nhận check cả, không còn ai nhận check thì lấy đâu ra giấy mà đưa?

Lừa đảo biết chuyện này không? – Biết, cam đoan biết

=> Giờ bạn hiểu nó dàn cảnh như nào chưa?

Kết quả check thế nào?

Như đã nói ở trên, họ buộc bạn phải có giấy chứng nhận hàng fake. Ngoài chuyện không có ai check nên không có giấy, thì nếu có đơn vị nhận check thì cũng chả có cái giấy chứng nhận hàng fake.

Vì check ra hàng chính hãng thì người ta mới cấp giấy chứng nhận. Chứ ai lại cấp chứng nhận cho hàng fake.

Lừa đảo biết chuyện này không? – Biết, cam đoan biết

=> Giờ thì bạn hiểu chưa?

Thứ hai: Khâu bồi thường

Nếu bạn gặp seller yếu tim hoặc bạn quá cứng thì họ sẽ chịu bồi hoàn. Nhưng cái cách bồi hoàn nó cũng đểu lắm.

+ Đền tiền cho bạn nhưng vẫn không thừa nhận hàng fake, chẳng qua vứt tiền đuổi cô hồn. Xem bạn là cô hồn đó.

+ Không đền x2, x10 như cam kết, thậm chí không đền đủ tiền vì lý do hàng sử dụng rồi

Bạn tin vì bạn lương thiện, nhưng những kẻ đã là lừa đảo thì… Họ không lương thiện như bạn đâu

Cách đối phó:

Xem bài hướng dẫn đòi tiền >> (link)

Dấu hiệu 5: Đòi lập kèo check Singapore

Mô tả:

Seller thách thức bạn lập kèo qua Singapore check hàng khi bạn phản ảnh về hàng fake. Tức là cá cược, check ra fake thì bồi thường 50 triệu, còn không thì bạn bồi thường họ 50 triệu.

Tại sao lừa đảo?

Trách nhiệm của người bán là chứng minh cho người mua về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm đúng như quảng cáo, cam kết khi khách có yêu cầu. Không chỉ là lẽ thường tình mà còn được quy định tại điều 20 bộ luật bảo vệ người tiêu dùng.

Bạn nói hàng chính hãng, xác tay. Okay, bạn chứng minh đi, chứ nói mồm thì nói là bố ông Trump cũng được. Nếu mua hàng xách tay chính hãng, vậy…

+ Hóa đơn mua hàng đâu, có đúng hóa đơn của cái bạn bán cho tôi không?

+ Nếu có hóa đơn thì đó có phải hóa đơn của một trong các đại lý được DW công nhận không hay lại là một shop tào lao xí muội nào đó? Vì nếu hàng chính hãng thì phải được bán ra bởi đại lý hoặc showroom của DW.

Đừng nói cái kiểu mua online, có hóa đơn điện tử nên không có hóa đơn giấy. Kiến Quốc khẳng định là mua online thì khi giao hàng về vẫn kèm hóa đơn giấy. Chứ không phải có hóa đơn online thì không có hóa đơn giấy.

Thay vì thực hiện đúng trách nhiệm của người bán với người mua thì họ lại thách thức khách hàng đi check ở nước ngoài. Đó là hành vi phủi bỏ trách nhiệm và mang tính thách thức. Bởi không ai rãnh vì con hàng mấy triệu mà bỏ cả chục triệu mua vé bay, rồi khách sạn này nọ. Đặc biệt với tâm lý người dùng Việt vốn đã yếu sẳn rồi.

Chỉ có những kẻ làm chuyện xấu, muốn che giấu mới chọn cách phản ứng này. Phản ứng như thể đứa con nít giảy nảy lên khi bị mẹ bắt phạt vì lén ăn cắp kẹo.

Riêng về trò này thì tôi có viết một bài riêng vạch trần từ A – Z luôn, bạn có thể xem tại link: …

Dấu hiệu 6: Lấy hàng trực tiếp từ head quater, warehouse của DW, nhưng...

Mô tả:

… không có tên trong danh sách đại lý chính thức của DW.

Thậm chí có seller cứng mồm còn vẽ vời rằng, họ cung cấp hàng cho nhiều nước khác, có hóa đơn mua hàng khác kiểu…

Tại sao là lừa đảo?

Tôi đánh giá họ chơi được trò này là cao tay đấy. Ở đây có vài vấn đề mà chỉ cần làm rõ là hiểu chân tướng.

Thứ nhất: Thực hư chuyện hóa đơn

Khi bạn có đủ vốn và nhận thấy thị trường DW dễ ăn thế nào thì chuyện bỏ ra vài chục đến 100 triệu mua hàng tại một đại lý ở nước ngoài nào đó để lấy cái hóa đơn là bình thường. Ví dụ bạn mua 100 cái chính hãng để có hóa đơn rồi nhập 1000 cái fake bán. Có khách khiếu nại thì vác hóa đơn ra, xong!

=> Có phải mọi chuyện êm xuôi rồi không.

Thứ hai: Ngụy biện trong lời nói

Có một chủ shop rất nổi tiếng, sang chảnh về DW mà tôi chắc 100% lừa đảo, nói rằng, cô ấy lấy hàng trực tiếp từ head quarter Thụy điển và cung cấp hàng cho nhiều chi nhánh Asia.

Nhưng lại không có trong danh sách đại lý của DW, với lý do là “tôi từ chối” => what the fuck!

Phi lý chổ này:

+ Nếu với quy mô lớn như thế, không ai dại mà đi mua giá lẻ mà sẽ mua giá sỉ. Không có cái hãng nào chịu bán giá sỉ cho bạn ngay tại showroom. Mà bạn phải liên hệ phòng kinh doanh để làm việc. Các hãng chỉ bán giá sỉ cho bạn nếu bạn là đại lý, tuyệt không có chuyện bạn chạy lại showroom mua 100 cái là họ tự bán giả sỉ cho bạn. Vì những người ở showroom không quyết định được giá cả.

=> Mà khi lựa chọn một đại lý, không phải bạn mua nhiều là được. Bởi đại lý sẽ có đặc quyền, được dùng thương hiệu của hãng, nên ngoài chuyện lấy bao nhiêu hàng, còn những yêu cầu chẳng hạn, bạn có cửa hàng không, mặt tiền không, đủ lớn để họ quan tâm không.

=> Nên cái chuyện chạy ra showroom nước ngoài mua cả đống hàng rồi được giá sỉ vì mua nhiều là gạt con nít. Buồn thay nhiều người dùng Việt, xét về tâm lý tiêu dùng và kiến thức tiêu dùng thì đúng như con nít thật.

+ Và giả sử là shop đó được chấp thuận làm đại lý đi, thì cái chuyện từ chối có tên trông danh sách đại lý trên website là chuyện không thể có. Vì dù bạn có từ chối thì nó cũng đưa tên bạn vô.

+ Bạn nên hiểu rằng, ở cái tầm của hãng, khi ký kết một đối tác, họ quan tâm đến thương hiệu và thị phần tại thị trường đó chứ không phải bán được bao nhiêu cái. Vì họ có hệ thống kinh doanh mang về hàng triệu đô. Chứ không phải cầm cục tiền đến head quarter của nó là nó bán cho giá sỉ đâu.

Cách đối phó

Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách. Hết!

Xem thêm: Cách nhận biết đồng hồ daniel wellington thật giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giá gốc DW xách tay là bao nhiêu?XEM NGAY >>
+